Theo Học viện Y học cổ Truyền Tuệ Tĩnh thì Tinh dầu Tràm gió nhỏ mũi chữa cảm cúm và ngạt mũi, dùng xông sát trùng đường hô hấp; dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá; dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết xây xát và các vết bỏng, vừa sạch, vừa sát trùng. Liều dùng để uống 10-20 giọt trong một cốc nước, dùng nhỏ mũi với nồng độ 10% trong tinh dầu Lạc hay cồn; dùng rửa thì pha trong nước với nồng độ 0,2%.
Dầu tràm nguyên chất
Dầu Tràm khi chưng cất xong có dạng chất lỏng sánh, có màu vàng nhạt, đôi khi có màu xanh nhạt, (màu xanh mất dần trong quá trình bảo quản). Dầu Tràm có mùi thơm dịu, ngọt của ceneo..
Lưu ý: Hiện nay có nhiều cơ sở bán dầu Tràm không rõ nguồn gốc, dầu kém chất lượng thường có màu vàng đậm, mùi thơm dạng hóa chất
- α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1
- Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió
- Dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô…
- Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.
- Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.
- Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…
- Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm.
- Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân
- Trị mụn và da nhờn.
- Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.