Tên tiếng anh: Chamomile
Hương thơm: Ấm nồng
Dung tích: 10ml
Thành phần chiết xuất: Hoa
Sơ lược về tinh dầu Cúc la mã:
Cúc La Mã có tên khoa học là Chamomile recutita, thuộc họ Hoa Cúc. Cúc La Mã thường mọc hoang ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Ở Việt Nam, cúc La Mã mọc khắp nơi, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt.
Thân cây cúc La Mã phân nhánh, cứng, nhẵn và cao từ 15-60 cm. Lá dài, bản hẹp có hình lông chim, chia làm 2 hoặc 3 thùy. Hoa Cúc La Mã có mùi thơm đậm.
- Tinh dầu nguyên chất cúc la mã được tìm thấy ở Anh và cũng được phát hiện ở Ấn độ. Nó có tác dụng chữa lành vết thương ở gân và dây chằng. Cúc la mã cũng có tác dụng chống viêm và chữa cảm lạnh.
- Tinh dầu cúc La Mã có chứa chất chamazulan - một chất có tính năng xoa dịu và kháng viêm hiệu quả và Bisabolol với tính năng chống dị ứng.
- Mùi hương của tinh dầu cúc La Mã cho cảm giác ôn hòa nhẹ nhàng thanh thản. Thường được người La Mã dùng để dưỡng da, ngoài ra tinh dầu Cúc La Mã còn giúp duy trì độ ẩm, làm sạch da, có khả năng thẩm thấu nhanh vào da và đẩy các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.
- Nhỏ vào bồn tắm vài giọt tinh dầu cúc lã mã làm giảm stress và mang đến cho bạn một giấc ngủ sâu, tạo sự yên bình và thoải mái cho giấc ngủ.
Tác dụng của tinh dầu Cúc la mã:
Trị đau thắt dạ dày
Trà cúc La Mã là người bạn tốt của dạ dày. Loại hoa cúc này có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh vì vậy trị các chứng co thắt ruột và dạ dày rất hiệu quả.
Pha một tách trà cúc La mã và uống hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối khi gặp phải những triệu chứng trên. Trà hoa cúc thường pha với bạc hà để hỗ trợ tiêu hóa.
Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hoa cúc La Mã làm giảm co thắt, đau quặn ruột cũng như trị đầy hơi. Một tách trà cúc La Mã sẽ giúp giảm hội chứng ruột bị kích thích, buồn nôn và bệnh đau bụng do virus gây ra.
Trà cúc La Mã rất tốt cho cơ thể con người
Trị bỏng và các vết trầy xước
Trà cúc pha đặc được dùng để trị các vết bỏng và trầy xước. Pha 3 gói trà với một bát nước sôi, khi nước nguội, nhúng khăn vào và đắp khăn lên vùng bị thương.
Người Ai Cập, La Mã và Hy Lạp thường sử dụng loại cúc này đắp lên các vết thương cho chóng lành. Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho uống loại nước có pha hoa cúc La Mã thường mau lành vết thương hơn. Dầu hoa cúc cũng rất hữu hiệu để trị các vết bỏng nặng. Thoa nhẹ một ít dầu cúc lên vùng bị bỏng mỗi ngày một lần.
Giảm quầng thâm quanh mắt
Nhúng hai túi trà cúc La Mã vào nước ấm trong 5 phút, sau đó lấy ra và để nguội theo nhiệt độ trong phòng rồi đắp lên hai mắt vào ban đêm. Trà cúc có thể giúp đỡ mỏi mắt và giảm các quầng thâm.
Làm sáng da mặt
Để có một làn da sáng hơn, hãy đun sôi hai gói trà cúc La Mã với hai lít nước rồi dùng nước đó để xông mặt. Tắm bằng nước có pha trà hoa cúc cũng cho tác dụng tương tự.
Cúc La Mã rất tốt cho làn da
Trị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt
Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hoa cúc La Mã để trị chứng hay bị chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu phát hiện việc uống trà hoa cúc La Mã làm tăng lượng glycine (một hợp chất giảm co rút cơ) trong nước tiểu. Các nhà khoa học cho rằng đây là lý do tại sao trà cúc La Mã có thể giúp giảm triệu chứng này.
- Tái sinh lại lớp da bị lão hóa, giúp lành sẹo
- Khử trùng, diệt khuẩn
- Chống viêm, làm tê chỗ đau như chứng phát ban, bị côn trùng hay sâu bọ cắn và bị bỏng
- Chống cảm lạnh, giảm sốt
- Giúp tiêu hóa tốt
- Giúp hệ thần kinh và hệ hô hấp hoạt động tốt
- Trấn an tinh thần, lấy lại được cân bằng khi bị áp lực, khi bị thất bại hay chán nản
- Giảm căng thẳng, lấy lại sinh lực sống
- Làm giảm mụn trứng cá, cải thiện tình trạng khô da, viêm da, da bị dị ứng
Cách dùng:
- Dùng để xông hương với đèn điện xông hương hoặc lò đốt nến.
- Massage bằng cách pha với dầu nền. Nhỏ vài giọt vào bồn tắm, xông hơi cơ thể.
Công thức gợi ý:
- Xông hương: Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, hoặc khoang chứa nước của máy khuếch tán, sau đó bật đèn lên.
- Khử mùi ô tô: Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức min hoặc max, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên.
- Tắm tinh dầu: cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu.
- Có thể kết hợp với tinh dầu hoa Oải hương, Cam Hương, Hoa Lài, Vỏ Bưởi, Chanh, Ngọc Lan Tây.
- Xóa mờ các vết thâm ở vùng mắt: Trộn hỗn hợp 5 giọt tinh dầu Hoa Cúc + 5 giọt tinh dầu Hoa Hồng + 30ml dầu Jojoba. Trộn đều các thành phần cho vào lọ thủy tinh. Làm sạch da mặt, dùng các ngón tay xoa vài giọt dầu quanh mắt và vỗ nhẹ vào da.
- Xông hơi cho da mặt thường: 1 lít nước sôi + 1 giọt tinh dầu Cúc La Mã + 1 giọt tinh dầu Hoa Hồng + 1giọt tinh dầu Oải Hương: chùm 1 chiếc khăn tắm to qua đầu và xông hơi trong vòng 10 phút. Cẩn thận để không làm bỏng. Cuối cùng rửa lại mặt bằng nước ấm và thoa nước làm mềm da. Nếu cần có thể dùng mặt nạ cho mặt thay vì nước làm mềm da.
- Giảm sưng phần cơ bắp, khớp và gân khi bị chấn thương: 8 giọt tinh dầu cúc la mã, 3 giọt tinh dầu hoa oải hương, 3 giọt tinh dầu Helichrysum, 1 giọt tinh dầu hoa cam, 3 giọt tinh dầu hoắc hương, pha chế thêm 30g kem dưỡng hoặc dầu dẫn. Xoa bóp lên chỗ bị căng phồng hay sưng tấy.
Chú ý khi sử dụng tinh dầu Cúc la mã:
* Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
* Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm
* Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
* Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu dẫn trước khi dùng
* Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ
Địa chỉ : Thôn Cương Ngô, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Hotline: 0967262172
Website: tinhdauhn.com
Email: tinhdauhoangoc@gmail.com